Site icon Dịch Vụ Marketing Online Trọn Gói

Marketing xuất khẩu (Export marketing) là gì? Đặc điểm

Marketing xuất khẩu (tiếng Anh: Export marketing) thực chất chỉ là sự vận dụng, mở rộng của marketing nói chung trong điều kiện không phải trên thị trường nội địa mà là ở thị trường nước ngoài.

Marketing xuất khẩu

Marketing xuất khẩu trong tiếng Anh được gọi là Export marketing.

– Marketing xuất khẩu là một trong các hình thức của Marketing quốc tế. Đó là hoạt động marketing của các doanh nghiệp của một quốc gia nhất định, ứng dụng vào việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của nước mình ra nước ngoài với yêu cầu cơ bản là làm thích ứng các chiến lược marketing đã áp dụng ở thị trường nội địa với môi trường và nhu cầu của thị trường xuất khẩu bên ngoài.

– Nói cách khác, marketing xuất khẩu thực chất chỉ là sự vận dụng, mở rộng của marketing nói chung trong điều kiện không phải trên thị trường nội địa mà là ở thị trường nước ngoài.

Đặc điểm

Việc xuất khẩu bắt nguồn từ khi một doanh nghiệp nhận được những đơn đặt hàng từ nước ngoài, lúc ban đầu doanh nghiệp đó có thể chỉ đáp ứng các đơn đặt hàng đó, nhưng dần dần doanh nghiệp nhận ra được những lợi ích của việc marketing ở nước ngoài.

Nhìn chung, trong giai đoạn đầu tiếp cận Marketing xuất khẩu, nhà xuất khẩu có xu hướng tham gia vào hoạt động xuất khẩu gián tiếp bằng cách dựa vào doanh nghiệp quản lí xuất khẩu hay các doanh nghiệp thương mại để quản lí việc kinh doanh xuất khẩu của mình.

Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước. Ðể bán được sản phẩm của mình ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp.

Với thực chất đó, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.

Một ví dụ cho hoạt động xuất khẩu gián tiếp là tập đoàn Kraft của Mỹ đã cho sản xuất loại bánh Oreo tại Thái Lan sau đó xuất khẩu sang Việt Nam được tập đoàn UGgroup tại Việt Nam độc quyền phân phối loại bánh này tại đây.

Hay một ví dụ khác là mô hình doanh nghiệp The Fruit Republic, doanh nghiệp này lựa chọn hình thức phân phối qua doanh nghiệp nhập khẩu tại Hà Lan, từ đó mới phân phối đến các kênh bán lẻ.

(Tài liệu tham khảo: Tổng quan về marketing quốc tế, 2014, Bản quyền UEHLEAK.COM)

Sưu tầm

Rate this post
Exit mobile version