Bất kỳ hoạt động kinh doanh, kể cả du lịch đều cần marketing. Vậy marketing là gì? Tại sao lại cần phải marketing du lịch? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của các bạn.

1. Marketing du lịch là gì?

Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh đa dạng, tổng hợp và khá phức tạp. Chính vì vậy, khái niệm marketing ngành du lịch cũng rất rộng, cho đến nay cũng chưa có bất kỳ một định nghĩa chính thức nào về marketing trong ngành du lịch. Trong khuôn khổ bài viết này, Asia Lion xin chia sẻ một số định nghĩa được sử dụng nhiều nhất:

– “Marketing du lịch là một triết lý quản trị, mà nhờ đó tổ chức du lịch nghiên cứu, dự đoán và lựa chọn dựa trên mong muốn của du khách để từ đó đem sản phẩm du lịch ra thị trường sao cho phù hợp với mong muốn của thị trường mục tiêu, thu nhiều lợi nhuận cho tổ chức du lịch đó” – Định nghĩa của UNWTO – World Tourism Organizations (Tổ chức du lịch thế giới).

Các đơn vị lữ hành muốn tồn tại và phát triển phải có chiến lược marketing thông min

 

– “Marketing du lịch là một quá trình trực tiếp cho các cơ quan, doanh nghiệp du lịch xác định khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, ảnh hưởng đến ý nguyện và sáng kiện khách hàng ở cấp độ địa phương, khu vực quốc gia và quốc tế để doanh nghiệp có khả năng thiết kế và tạo ra các sản phẩm du lịch nhằm nâng cao sự hài lòng của khách và đạt được mục tiêu đề ra” – Theo “Cẩm nang marketing và xúc tiến du lịch bền vững ở Việt Nam” do Fundesco biên soạn và xuất bản

– “Marketing du lịch là một hệ thống những nghiên cứu và lập kế hoạch nhằm tạo lập cho tổ chức du lịch một triết lý quản trị hoàn chỉnh với các chiến lược và chiến thuật thích hợp để đạt được mục đích” – Theo Michael Coltman (Nhà kinh tế Mỹ).

Ngoài ra, khái niệm marketing của ngành du lịch lữ hành còn được định nghĩa theo 2 góc độ:

2. Tại sao cần làm marketing du lịch?

Như đã nói ở trên, du lịch là một lĩnh vực kinh doanh rất rộng, đa dạng và phức tạp. Do đó, sự cạnh tranh giữa các công ty, doanh nghiệp, cá nhân làm du lịch rất lớn và áp lực. Để phát triển, tăng doanh thu cũng như bắt kịp xu hướng du lịch trong và ngoài nước các chiến dịch, chiến lược và kế hoạch marketing là rất cần thiết.

Các cổ trấn ở Trung Quốc hiện đang thu hút một lượng du khách rất lớn

Để xây dựng được một chiến lược marketing cho lĩnh vực du lịch hiệu quả, đầu tiên phải tìm hiểu thị trường đang cần gì, không cần gì, thiếu gì, thừa gì… Theo thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, tính đến tháng 5/2019 lượng khách du lịch đến Việt Nam đạt 1.326.668 lượt, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2018. Còn đối với thị trường du lịch ngoài nước thì Trung Quốc vẫn là điểm đến thu hút nhất, tiếp đến là các thị trường mới nổi ở Tây Âu, Bắc Mỹ Và Châu Phi và Trung Đông.

Chính vì thế, các chiến lược marketing cần tập trung vào việc thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch ở tất cả các mặt từ lưu trú, ăn uống, giải trí, vận chuyển, dịch vụ lữ hành đến tư vấn thông tin, bán tour… Tất nhiên, các chiến lược đều phải dài hơi và ổn định để có thể khai thác dài lâu các “mỏ vàng” béo bở này.

Các bạn có thể tham khảo thêm kế hoạch marketing cho dịch vụ du lịch bụi cho dân đi phượt của Viettravel hoặc kế hoạch marketing cho Công ty Cổ phần Du Lịch Cần Thơ để hiểu rõ hơn về mục đích của marketing đối với ngành du lịch.

3. Các bước làm kế hoạch Marketing ngành du lịch

4. Các loại chiến lược Marketing ngành du lịch

Các loại chiến lược Marketing nổi bật và phổ biến nhất trong ngành du lịch:

•Đẩy mạnh hoạt động phân phối trên kênh

•Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm

•Tập trung đầu tư vào các chương trình marketing trọng điểm tác động hành vi

•Thâu tóm đối thủ •Sản phẩm cũ trên thị trường cũ

•Sản phẩm cũ trên thị trường mới

•Sản phẩm mới trên thị trường cũ

•Sản phẩm mới trên thị trường mới

5. Yêu cầu để làm tốt Marketing ngành du lịch

  1. Ngành du lịch: Hiểu về kiến thức ngành và cách vận hành hệ sinh thái du lịch
  2. Nghề Marketing: Rèn luyện kinh nghiệm và cập nhật kiến thức
  3. Kiến thức chung: Kiến thức vĩ mô, thị trường, khách hàng …

 

6. Những phương pháp marketing du lịch nổi bật

– Marketing tập trung vào nội dung trải nghiệm

Đối tượng hướng đến của loại hình marketing cho du lịch này là những người ưa trải nghiệm, khám phá văn hóa, phong tục, ẩm thực, di sản,… địa phương tại nơi họ đến. Trong hành trình của mình, họ sẽ ở nhà dân (homestay) để cùng sinh hoạt, cùng ăn, cùng ngủ với người dân, thay vì resort, khách sạn hiện đại, sang chảnh.

Các chiến lược marketing trải nghiệm đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp phải mang đến cho nhóm khách hàng mục tiêu tất cả những trải nghiệm tuyệt vời nhất mà họ sẽ được hưởng trong tour du lịch của mình.

Loại hình marketing ngành du lịch cũng thường được các công ty du lịch địa phương dùng để phát triển du lịch bản địa bằng cách hợp tác với các đại lý OTA để vừa giới thiệu được văn hóa, đặc sản bản địa vừa tăng tỉ lệ booking, loại nhuận nhờ đem đến những trải nghiệm tuyệt vời cho du khách.

Cẩm nang du lịch tự túc nên đem đến cho du khách những thông tin “độc nhất vô nhị”

– Cẩm nang cầm tay​

Loại hình marketing du lịch thường được các cá nhân như khách sạn, homestay,.. bản địa áp dụng. Việc tự soạn thảo những cuốn cẩm nang du lịch cầm tay nhỏ xinh, cập nhật đầy đủ các thông tin bổ ích về điểm đến, món ăn địa phương, quà lưu niệm, những trải nghiệm thú vị, những cung đường hay ho,… mà du khách không thể tìm được trên mạng sẽ khiến họ thích thú và chia sẻ đến nhiều người hơn. Đây chắc chắn sẽ là điểm nhấn độc đáo chỉ bạn mới có.

– Marketing với show

Đây là một trong những loại hình marketing cho du lịch hiệu quả nhất hiện nay, đặc biệt là với du khách nước ngoài hoặc du khách cao tuổi. Tổ chức các sự kiện trải nghiệm, ăn uống hoặc giải trí để khiến du khách thích thú và có những kỷ niệm khó quên.

Ngoài ra, có thể kết hợp với địa phương tổ chức các show diễn đậm chất văn hóa để du khách hiểu thêm về phong thực tập quán bản địa. Chẳng hạn như show diễn “Ký ức Hội An” không chỉ giúp Hội An quảng bá được hình ảnh Hội An xưa đến đông đảo du khách trong và ngoài nước mà còn mở ra cơ hội tăng booking, tăng doanh thu cho các công ty lữ hành.

– Đầu tư website du lịch

Du lịch là một ngành đặc thù, muốn bán được tour hoặc giới thiệu các điểm đến, ẩm thực, trải nghiệm,… bắt buộc phải đầu tư cho website du lịch sao cho không chỉ đẹp mắt, thu hút mà còn phải chuyên nghiệp và tiện ích cho du khách. Có thể nói loại hình marketing cho ngành du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của bất kỳ công ty, doanh nghiệp làm du lịch nào.

– Mạng xã hội

Công nghệ thông tin và mạng xã hội phát triển, bùng nổ đã mang đến cho các công ty, doanh nghiệp làm du lịch những cơ hội kinh doanh “béo bở”. Hãy tạo lập một fanpage và đăng tải những hình ảnh lôi cuốn, những thông tin bổ ích, những tour du lịch hấp dẫn,… để thu hút du khách trong và ngoài nước dễ dàng hơn. Đừng bỏ qua công cụ marketing hoàn hảo này nhé.

– Blog du lịch

Travel blogger đang là một trong những xu hướng khá “hot”. Trong hệ sinh thái “kinh doanh hình ảnh và trải nghiệm du lịch” ngày càng bùng nổ, hầu như ai cũng muốn chia sẻ những kinh nghiệm du lịch, những bức hình “ảo tung chảo”, những video cắt ghép tỉ mỉ, công phu về nơi họ đặt chân đến.

Lập một blog du lịch, đầu tư cho nó trở nên khác biệt và độc nhất, sau đó kết hợp với kinh doanh, bán tour hoặc voucher khách sạn là cách để các travel blogger thành công. Một số travel blogger nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể đến như Trần Việt Anh, Huyền Chip, Tùng Lâm, Trần Việt Phương, Andy Nguyễn…

Khoai Lang thang là một Travel blogger có kênh Youtube có 774 nghìn người theo dõi

– Kênh Youtube

Bên cạnh travel blogger thì cộng đồng Youtuber cũng rất đông đảo. Bạn có thể tạo lập một kênh Youtube riêng cho công ty mình hoặc liên kết với các youtuber nổi tiếng trong lĩnh vực du lịch như Khoai Lang Thang, người mẫu/diễn viên Quang Đại, ca sĩ Quang Vinh,… để thực hiện quảng cáo trên kênh của họ. Đây là một ý tưởng quảng cáo khá hay.

Tham khảo một số kiến thức du lịch tại kênh Youtube Asia Lion.

– Email Marketing

Trong mùa cao điểm, loại hình marketing này đem lại hiệu quả rất khả quan đối với ai đang làm du lịch. Chỉ vài email mỗi ngày, bạn sẽ khiến khách hàng không thể quên được mình. Chưa kể đây là một trong những cách tiếp cận khách hàng đơn giản và thành công nhất. Tuy nhiên, hãy làm thật khéo léo, nếu không bạn sẽ bị đưa vào danh sách spam.

– Marketing du lịch bằng cách truyền thống

Sự bùng nổ của công nghệ 4.0 khiến các loại hình marketing ngành du lịch truyền thống như tờ rơi, quầy thông tin du lịch, quầy vé, hội chợ,… bị “yếu thế”. Tuy nhiên, với những cách làm truyền thống bạn sẽ đem lại sự thân thiện, gần gũi hơn với khách hàng. Hãy nhớ, cách cũ mà không lỗi thời, lại được triển khai theo hướng mới sẽ đem lại hiệu quả rất tốt.

– Kết hợp ẩm thực và con người

Loại hình marketing ở ngành du lịch này rất phổ biến hiện nay. Dù đặt chân đến bất kỳ địa điểm du lịch, vùng đất nào bên cạnh các hoạt động trải nghiệm, khám phá văn hóa – lịch sử,… các du khách đều mong muốn được thưởng thức đặc sản bản địa. Vì vậy, hãy kết hợp với các nhà hàng địa phương để giới thiệu đến du khách những món ăn đặc trưng hoặc những món ăn có thể đem về làm quà.

Đến đây chắc hẳn các bạn đã hiểu cơ bản thế nào là marketing du lịch cũng như các loại hình marketing phổ biến nhất hiện nay rồi đúng không? Cùng với sự phát triển “vũ bão” của ngành du lịch, mọi công ty, doanh nghiệp lữ hành đều lên cho mình những kế hoạch, chiến lược, chiến dịch marketing, và tìm cách tuyển dụng nhân viên marketing lĩnh vực du lịch có năng lực để cạnh tranh và sống sót trên thị trường. Còn công ty bạn đã sử dụng loại hình nào để tạo sự độc đáo và tiến xa hơn?

6. Xu hướng Marketing Du lịch trong tương lai

  1. Xu hướng số hóa trải nghiệm khách hàng Du lịch
  2. Số hóa các vận hành và tổ chức tour du lịch
  3. Sử dụng đa dạng các kênh truyền thông
  4. Nội dung đa định dạng
  5. Sự phát triển các Platform du lịch

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

G

0941 119900