Khái niệm livestream đã không còn xa lạ đối với xã hội trong thời đại 4.9. Kể từ khi đại dịch covid19 bùng phát, tỉ lệ người dụng Internet tăng vọt tới 70%. Thống kê lượt coi livestream chiếm 82% tổng lưu lượt truy cập Internet. Việc thực hiện livestream bán hàng cũng trở nên thông dụng và thói quen xem của người tiêu dùng cũng tăng. Tuy nhiên, một số livestream vẫn chưa gây thiện cảm với người xem. Vấn đề là gì? Phong Việt Group có thể gợi ý cho bạn như dưới đây.
I. Sự chuẩn bị sơ xài:
1) Hình ảnh, video:
Trước hết, hình ảnh buổi phát trực tiếp phải rõ nét để mang lại trải nghiệm chân thực. Điều quan trọng cần nhớ đó là khách hàng cần được cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Họ coi livestream đồng nghĩa với việc họ muốn tận mắt nhìn thấy sản phẩm thực trước khi ra quyết định với sản phẩm. Mà để đảm bảo chất lượng được hiển thị một cách tốt nhất, khâu hình ảnh và video được trình chiếu phải đạt mức độ tiêu chuẩn, đủ để phục vụ cho mọi tầng lớp, đối tượng coi stream.
Không nên:
- Để hình ảnh quá mờ hoặc quá tối sẽ khiến người xem có ấn tượng không tốt và nhanh chóng rời đi
- Chất lượng full HD là lựa chọn tốt nhất để có hình ảnh đẹp. Tuy vậy, thông thường tín hiệu kết nối của khán giả sẽ bị hạn chế nguồn dữ liệu (nguyên do có thể do nhà mạng, đường truyền, dung lượng data không đủ để theo kịp tốc độ phát)
- Chất lượng hình không tốt có thể ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Ví dụ như một chiếc áo màu đỏ đất có thể trở thành màu nâu do độ tối của livestream sẽ khiến người mua hiểu nhầm khi ra quyết định mua hàng.
Nên:
- Upload chất lượng stream bằng một nửa tốc độ upload stream trực tiếp cho người coi. Điều này sẽ giúp cho gói dữ liệu sử dụng mạng của viewer sẽ không bị quá nặng thông tin đăng tải. Như vậy khi coi sẽ có thể hạn chế sự ngắt quãng, đứng hình ảnh.
- Ánh sáng là yếu tố đầu tiên cần phải nghĩ tới để có được chất lượng hình ảnh và video tốt nhất đến với người coi. Thông thường để livestream trở nên ấn tượng, người bán hoặc doanh nghiệp cần phải đầu tư những chiếc đèn neon, đèn studio, đèn LED,…
- Background sạch sẽ, gọn gàng và bắt mắt
- Tông màu phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ kinh doanh
b. Âm thanh
Khi đã chắc chắn về mặt hình ảnh, âm thanh và giọng nói truyền đạt là điều tập trung thứ tiếp theo mà người bán hàng cần phải chú ý. Giọng bạn không thể quá khó nghe, không rõ vành chữ vì rất dễ ảnh hưởng tới việc chốt đơn hoặc hiểu nhầm quan điểm khách hàng.
Không nên:
- Cách xa micro quá 15cm
- Sử dụng bộ headset cồng kềnh
- Không gian live quá mở, dễ có tạp âm gây gián đoạn buổi livestream
Nên:
- Đầu tư bộ headset hiệu quả (hoặc với các buổi livestream low budget có thể nhờ sự hỗ trợ từ headphone không dây có thể liên kết bluetooth với thiết bị phát)
- Khoảng cách tới thiết bị thu âm thanh nên là 10 – 15 cm
2) Nội dung:
Cần phải có kế hoạch cụ thể về những gì được phát sóng để tránh gây nhàm chán (vì nội dung quá dài) hoặc không thể hiện được nội dung sản phẩm cần bán.
Không nên:
- Nhạy cảm, làm xấu thương hiệu
- Tắt live khi lượng tương tác đang tăng hoặc chạm đỉnh
Nên:
- Lên kịch bản (script) những nội dung, số lượng, sản phẩm cần nói
- Livestream bán hàng có thể có hoặc không có kịch bản soạn trước, nhưng cần phải có vài ý tưởng đã được bàn luận từ trước để không bị “khớp”
- Đặt tên chủ đề livestream, ví dụ: “Ngày hội may mắn, diện màu đỏ tươi”
- Có đội ngũ hỗ trợ kịch bản nội dung, có thể chuẩn bị lời thoại để hướng dẫn người dẫn live.
4. Sự tương tác với người xem
Khi livestream, người bán không nên quá chăm chăm vào việc giới thiệu và thông báo sản phẩm. Điều đó sẽ gây nhàm chán và không thể giữ chân khách hàng. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể theo dõi một vài tin tức để chia sẻ và trao đổi với khán giả. Đôi khi điều khán giả cần tìm là một nơi có cùng sở thích để bàn luận, vừa quẹo lựa hàng vừa được “tám”. Một livestream cả tiếng đồng hồ thì không thể chỉ toàn chốt đơn, mua đi em được. Nếu tạo đủ thiện cảm với khách hàng, họ sẽ giới thiệu càng nhiều người coi live vì độ “duyên dáng” của shop. Tỉ lệ quay lại sẽ cao, như vậy tỉ lệ “chốt đơn” và để khách hàng biết đến thương hiệu cũng có thể tăng luỹ tiến.
5. Không kịp chốt đơn:
Khi bùng nổ livestream bán hàng, điều bạn cần phải nghĩ tới là những đợt chốt đơn dồn dập và bạn có thể gặp một số lỗi sau:
- Chốt đơn sai hàng hoá
- Chốt đơn thiếu hàng hoá
- Chốt đơn nhầm của khách này qua khách kia
- Báo nhầm giá tiền
- Mã hàng hoá đã hết nhưng bạn vẫn chốt
- Khó khăn tìm nhà vận chuyển
Sẽ rất thiếu chuyên nghiệp và khiến hình tượng thương hiệu của bạn bị xấu đi khi trong một live bùng nổ mà lại có những sai sót quá nhiều lần.
II. Gợi ý tổ chức buổi livestream hiệu quả:
1) Checklist các công việc cần thực hiện:
- Chuẩn bị ý tưởng
- Chuẩn bị hàng hoá
- Lên chủ đề (nếu có)
- Huy động đội ngũ hỗ trợ
- Seeding livestream: điều này có nghĩa là nhờ “đồng bọn” kéo live giúp mình. Thời gian đầu khi chưa có danh tiếng, chúng ta cần một đội ngũ để đảm bảo chắc chắn rằng thương hiệu của mình tuy mới ra mắt nhưng vẫn có thể thu hút khán giả, khợi gợi sự tò mò.
2) Đội ngũ hỗ trợ:
Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi với cả team. Khi Phong Việt gợi ý những sai lầm mà doanh nghiệp của bạn có thể đang mắc phải, chắc chắn bạn phải tưởng tượng có cả thảy công việc bạn cần lên kế hoạch. Bạn có thể nhờ sự trợ giúp từ người thân, gia đình, bạn bè hoặc thuê nhân công.
Nếu còn đắn đo, Phong Việt team luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.
3) Công cụ hỗ trợ:
- Tripod giúp hạn chế độ rung lắc khi đang lên hình
- Những sản phẩm cần quảng cáo cần phải sạch sẽ
- Ánh sáng
- Một chiếc điện thoại cầm tay để theo dõi khán giả coi livestream bán hàng
Nền tảng livestream bán hàng sẽ không bao giờ cũ nếu bạn thực sự sáng tạo và luôn đổi mới. Phong Việt tin chắc rằng chỉ cần bạn luôn cập nhật hàng hoá, mang đến những trải nghiệm tốt nhất, khách hàng sẽ yêu quý và tìm đến bạn
(Khuê Minh)