KOLs (hay còn gọi là các Key Opinion Leaders) là cá nhân hay tổ chức có sức ảnh hưởng, dẫn dắt xu thế. Những trải nghiệm họ trải qua trong cuộc sống sẽ là nguồn cảm hứng cho nhiều đối tượng. Các KOL tạo nên sự tin tưởng cho cộng đồng lớn tới một tập khách hàng, khán giả.

Về lĩnh vực marketing, không khó có thể nhận ra việc mời KOLs hợp tác làm việc trong dự án về sản phẩm hay thương hiệu sẽ tăng độ viral đối với những gì mà nhãn hàng mong muốn truyền đạt. Việc truyền cảm hứng và lòng tin từ phía các KOL sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng quảng bá được sản phẩm và tiếp cận với các đối tượng khách hàng một cách nhanh chóng.

Thắc mắc điều này, cùng Phong Việt khám phá!

Đặc điểm nhận diện trước công chúng

“Chọn mặt gửi vàng” là điều đội ngũ marketing luôn phải nghĩ tới đầu tiên. Chiến dịch sẽ dễ dàng thu hút sự quan tâm hơn nếu doanh nghiệp ký kết hợp đồng với một người mà nhắc tới ai cũng biết. Mức độ nhận diện càng cao đồng nghĩa với việc sức ảnh hưởng và lan toả thông điệp sẽ tăng. Mật độ khách hàng tiềm năng sẽ được mở rộng, kéo theo giá trị thương hiệu tăng.

Tuy vậy, độ phổ biến thường được đánh giá dựa trên lượt follow, lượt tương tác trên mạng xã hội và những con số này có thể không có giá trị vì có thể dùng tiền để mua. Trước khi “book” bất kỳ một KOL nào đồng hành, thương hiệu nên tìm hiểu thị trường và thăm hỏi về ngách mà doanh nghiệp muốn nhắm đến.

Hình minh hoạ KOL: Đào Bá Lộc – Beauty blogger

KOL

Hình minh hoạ KOL: Khoai Lang Thang – Travel blogger

Mức độ tin tưởng

Vì KOLs là những người rất có ảnh hưởng tới công chúng nên lời nói của họ là vô cùng chất lượng và có giá trị về mặt tinh thần. Họ có thể không khiến cộng đồng mua ngay các sản phẩm nhưng lời nói của họ sẽ như một liều thuốc kích thích đối với trước hết là tệp “fan” trung thành, tạo ra làn sóng tin tưởng và lan toả tới rất nhiều khách hàng khác.

Giá trị thương hiệu và sản phẩm

Khi quảng bá cho một thương hiệu sản phẩm lớn, nghĩa là độ hot của KOL sẽ tăng. Giá trị cốt lõi sẽ được cân bằng trong các bản hợp đồng để hạn chế rủi ro cao nhất. Rõ ràng giá trị sản phẩm càng cao thì chi phí thuê KOL càng đắt đỏ vì team marketing sẽ mời những người có cùng giá trị với sản phẩm.

Mạng xã hội
Mỗi Platform sẽ mang đến mức giá khác nhau do tính chất sử dụng khác nhau. Facebook và Youtube là hai nền tảng được ưa chuộng nhất với tính viral cao và số lượng người dùng phổ biến.

Thời điểm “vàng” của KOL

Ngoài những yếu tố kể trên, chi phí để chi cho các KOL còn phụ thuộc vào thời điểm khởi chạy marketing. Từng lời nói của họ vừa là lời khuyên, vừa là dao hai lưỡi đối với doanh nghiệp. Có thể kể đến vào tháng 6 vừa qua, doanh nhân Nguyễn Phương Hằng là KOL đình đám trên mạng xã hội. Bà nổi tiếng với những phát ngôn ngông cuồng, thậm chí vạch trần nhiều nghệ sĩ showbiz. Sức nóng của bà Hằng liên tục mang những luồng ý kiến trái chiều, nhưng độ “hot” là bao phủ. Có người đồng tình, có người chỉ trích. Một thời gian sau, những tin đồn sẽ tự dập tắt. Thời điểm “vàng” của KOL có thể kéo dài cả đời, hoặc chỉ chớp nhoáng.

Chiến dịch truyền thông

Thông thường, KOL còn được trả phí thông qua những bài đăng trên mạng xã hội. Đội ngũ marketing tốt phải biết đến xây dựng chiến lược đăng bài, ngày giờ và nội dung hiệu quả. Lời nói của KOL quý như vàng, là con dao hai lưỡi. Lựa chọn thông tin và cách truyền đạt tốt sẽ giúp ghi lại dấu ấn trong lòng khán giả. Mà một bài đăng, có thể lên tới vài triệu.

(Khuê Minh)

 

 

 

 

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

G

0941 119900