Khi các nền tảng mạng xã hội (Social Media) vẫn là ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu trong 2022 và những năm tới, vậy bài viết trên các nền tảng này nên được đo lường như thế nào.

[Checklist] Đo lường bài viết trên các nền tảng Social Media

Bằng cách theo dõi các số liệu (KPIs) cụ thể trên từng nền tảng, người làm Marketing nói chung và Social Media Marketing nói riêng có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn hơn cho chiến lược của mình.

Facebook: Hơn 2.9 tỷ người dùng.

  • Reach: Số lượng tiếp cận (duy nhất).
  • Impressions: Số lần nội dung được hiển thị.
  • Video views: Số lượt xem video.
  • Link Click: Số lượt nhấp vào các liên kết.
  • Comment & Share: Số lần bình luận và chia sẻ.

YouTube: Hơn 2.5 tỷ người dùng.

  • Total Watch Time: Tổng thời gian xem.
  • Video views: Số lượt xem video.
  • Engagement: Tỷ lệ tương tác với video.

Instagram: Hơn 1.4 tỷ người dùng.

  • Reach: Lượt tiếp cận.
  • Impressions: Số lần hiển thị nội dung.
  • Post interactions: Tỷ lệ tương tác với bài viết.

TikTok: Hơn 1 tỷ người dùng.

  • Total Play Time: Tổng thời gian mở video (kênh).
  • Video views: Số lượt xem video.
  • Engagement: Số lượt tương tác.
  • Hashtag: Hiệu suất của các thẻ hashtag.

Pinterest: Hơn 400 triệu người dùng.

  • Impressions: Số lần hiển thị.
  • Engagement: Lượng tương tác.
  • Outbound Click: Tỷ lệ nhấp chuột ra ngoài.

LinkedIn: Hơn 300 triệu người dùng.

  • Engagement: Lượng tương tác.
  • Engagement Rate: Tỷ lệ tương tác.
  • Impressions: Số lần hiển thị.
  • Unique Impressions: Số lần hiển thị duy nhất.

Thông thường tuỳ thuộc vào từng mục tiêu của từng doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn các KPIs chính để đo lường hiệu suất, một số KPIs còn lại sẽ là phụ. Các KPIs nói trên chủ yếu tập trung vào Brand Marketing.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

G

0941 119900