Mục đích lớn nhất của website bạn là gì? Mỗi khi bạn tạo mới 1 website, 1 blog hay đơn giản là viết mới 1 bài, 1 post… thì chắc chắn sẽ muốn nhiều người biết đến nó. Và trên thế giới Internet rộng lớn này, với sự thống trị của Google thì việc đó chỉ có thể được thực hiện qua cơ chế Search – tìm kiếm của Google. Và về mặt kỹ thuật, bạn phải chờ để cho các con Googlebot tiến hành – craw, đọc và lọc nội dung website, sau đó thêm vào danh sách Google Index.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là làm thế nào để việc Google lập Index những gì bạn tạo mới theo cách nhanh nhất? Hay nói ngắn gọn là làm sao để Google nhanh chóng biết những gì bạn mới viết và đẩy nó lên kết quả tìm kiếm nhanh hơn những người khác, những website khác? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Phong Việt tìm hiểu về những thứ cơ bản trong quá trình Google Index nội dung website của bạn, phần content – nội dung của website được craw như thế nào nhé!

1. Googlebot, Crawling, và Indexing là gì?

Mỗi người hiểu 1 ý, 1 cách khác nhau nhưng trước khi bắt đầu, hãy cùng tìm hiểu về các thuật ngữ trên.

  • Googlebot: đơn giản là phần mềm tìm kiếm của Google tung ra để thu thập thông tin về văn bản, dữ liệu website, và sau đó thêm vào những mục mà Google Search có thể lập Index được.
  • Craw là quá trình thu thập, lấy dữ liệu từ những nơi mà con Googlebot mò tới, từ những bài cũ, những bài mới, thông tin mới update – cập nhật và tạo báo cáo ngược lại với Google. Googlebot tìm những thông tin cần craw qua các URL, đường dẫn website, bài viết.
  • Index là quá trình xử lý dữ liệu, thông tin được thu thập bởi Googlebot từ hành động craw của chúng. Mỗi khi văn bản, bài viết nào đó được xử lý, chúng sẽ được thêm vào mục Index mà có thể được tìm kiếm bởi Google, tất nhiên những phần nội dung này phải nằm trong tiêu chuẩn chất lượng cho phép của Google. Nghĩa là gì? Nghĩa là Google sẽ tiến hành so sánh phần nội dung bài viết đó với các tiêu chuẩn của Google và đưa quyết định có craw phần nội dung đó hay không? Quá trình này được thực hiện như thế nào? Trong khi Index, Googlebot sẽ tiến hành xử lý các từ ngữ trên trang đó, và xác định vị trí những từ đó (ở đây là từ khóa), các thông tin khác như title tag, thẻ ALT cũng sẽ được phân tích và lập Index.

Vậy chính xác thì làm thế nào mà Googlebot có thể tìm được phần nội dung mới trên các bài viết, trang mới, website mới? Nó sẽ tiến hành so sánh dữ liệu với các lần craw trước đó của website, đồng thời gán vào dữ liệu sitemap được cung cấp bởi webmaster. Thông tin cụ thể thêm nữa các bạn có thể tự tìm hiểu tại đây.

Vậy là, ta có thể hiểu nôm na rằng phần content – nội dung mới trên website được tìm kiếm và phát hiện qua sitemap và link. Bước tiếp theo, ta sẽ cùng tìm hiểu thêm làm thế nào để Googlebot nhanh chóng biết đến sitemap và link mới này.

2. Làm sao để website hoặc blog mới được Google biết đến nhanh hơn ?

Dưới đây là 1 số phương án tốt:

  • Tạo sitemap: đây là dạng văn bản XML trên server, về cơ bản là nó sẽ có chứa tất cả các trang – page trên website. Qua sitemap, các Search Engine sẽ được thông báo mỗi khi có page mới, tần suất kiểm tra mỗi khi có sự thây đổi trên page. Ví dụ: nếu bạn muốn Search Engine quay lại và kiểm tra homage website bạn hàng ngày, trong trường hợp website được xây dừng bằng WordPress thì có thể tham khảo và sử dụng Google XML Sitemaps Plugin hoặc công cụ XML Sitemaps Generator.
  • Submit phần sitemap này đến Google Webmaster Tools: đây là nơi đầu tiên mà bạn mang dữ liệu sitemap của website mới lên, đó là Google Webmaster Tools. Google Webmaster Tools này sẽ được khởi tạo và thiết lập bằng tài khoản Google. Quá trình submit website mới lên Webmaster Tools qua menu Optimization > Sitemaps, bạn copy và paste link sitemap của website vào đây để thông báo với Google rằng page của bạn đã sẵn sàng. Một công cụ khác có thể được tham khảo và sử dụng là Webmaster Tools của Bing.
  • Cài đặt Google Analytics: công cụ này giúp bạn theo dõi rất nhiều chi tiết của website.
  • Submit URL của website đến Search Engine: có 1 số lời khuyên cho rằng chúng ta không nên làm việc này bởi vì bên cạnh đó có nhiều cách khác để Search Engine craw nội dung website. Nhưng thực ra không phải, việc làm này không tốn quá nhiều thời gian, là lại rất có lợi. Đăng nhập vào Google Webmaster Tools và submit đường dẫn – URL website bạn đến form qua menu Submit URL, menu submit tương tự trên Bing.
  • Tạo mới hoặc liên tục cập nhật Profile Social của website: như đã đề cập ở bên trên, crawler biết đến website của bạn qua các đường dẫn – Link. Và việc tạo ra những profile social cũng là giải pháp không tệ để thúc đẩy nhanh quá trình craw này. Nếu đặt những link này ở chế độ nofollow, thì chúng vẫn thông báo với các Search Engine rằng có dấu hiệu, tín hiệu của mạng xã hội và cần bám theo. Với Pinterest, việc gắn 1 tấm ảnh từ website đến kênh YouTube, thì hãy tạo 1 video hướng dẫn, giới thiệu đến website của bạn, kèm theo đó là link giới thiệu trong phần mô tả – Description của video.
  • Chia sẻ rộng rãi link website: hãy cho đi nhiều hơn, và bạn sẽ nhận lại nhiều hơn nữa. Giống như việc áp dụng mô hình AIDA từ Marketting vào SEO cũng vậy.
  • Sử dụng Bookmark: tham khảo và dùng một số site như Delicious hoặc StumpleUpon.
  • Tạo content tốt, chất lượng: luôn là tiêu chí hàng đầu. Hạn chế copy paste, hãy đầu tư chất xám và áp dụng các chuẩn SEO vào bài viết của bạn. 

Bên cạnh đó, còn một số phương án bạn có thể tham khảo thêm:

  • Thiết lập RSS với FeedBurner: đây là công cụ quản lý RSS chính của Google, tất cả những gì bạn cần làm là đăng nhập bằng tài khoản Google, submit phần feed website của bạn với Feedburner bằng cách copy URL của website, blog hoặc đường dẫn RSS vào phần Burn a feed.
  • Submit đến Blog Directories: TopRank có 1 số lượng danh sách website khổng lồ mà bạn hoàn toàn có thể dùng để submit RSS feed và blog đến đó. Bên cạnh đó là Technorati hoặc Alltop.

3. Kết quả: 

Một khi website hoặc blog của bạn đã được Index theo đúng nghĩa, bạn sẽ thấy bắt đầu có traffic đổ về website qua thống kê của Google Analytics. Việc cần làm của bạn là liên tục tạo mới hoặc update – cập nhật nội dung bài cũ, tìm hiểu, phân tích từ khóa, chia sẻ rộng rãi áp dụng mô hình Social – mạng xã hội và video – YouTube. Google Plus hay Google+ là lựa chọn không hề tồi. Bài viết được thực hiện bởi Kristi Hines.

Thanh Dung ( Nguồn: Internet )

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

G

0941 119900