Facebook là nền tảng xã hội trực tuyến hàng đầu với hơn 1,15 tỷ người dùng. Đây cũng là thị trường tuyệt vời cho những ai muốn kinh doanh online và tiếp cận khách hàng tốt nhất.

Nhưng không phải cứ đăng hình sản phẩm / dịch vụ là có thể bán được hàng, bạn cần triển khai một chiến dịch Facebook marketing phù hợp để có thể đạt được Target như mong đợi.

Đọc bài viết của Prodima để áp dụng ngay 9 bước xây dựng chiến lược tiếp thị Facebook hiệu quả nhất nhé!

Facebook marketing là gì?

Facebook marketing là các hoạt động tiếp thị để quảng bá dịch vụ / sản phẩm tới người dùng Facebook như:

  • Xây dựng fanpage.
  • Tạo group / cộng đồng.
  • Tương tác với người dùng.
  • Tìm kiếm khách hàng.
  • Post nội dung.
  • Thực hiện các chiến dịch Facebook Ads.

=> Là các hoạt động tiếp thị trên Facebook hoàn toàn miễn phí.

Thực hiện các hoạt động tiếp thị trên Facebook để thu hút người dùng và bán hàng hiệu quả

Trong đó, bạn sẽ phải trả phí cho những hoạt động như: Chi phí thuê nhân sự / vận hành hay sáng tạo nội dung (nếu bạn chưa có kinh nghiệm cần thuê freelancer hỗ trợ).

Trong các chiến lược tiếp thị, Facebook Ads là phương thức được nhiều doanh nghiệp cực kỳ quan tâm. Đây là một dịch vụ quảng cáo có tính phí giúp bạn quảng bá thương hiệu và sản phẩm đến Nhóm đối tượng mục tiêu của mình.

Liên tục cập nhật các thuật toán sử dụng để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như lượng người dùng khổng lồ, quảng cáo Facebook được nhận định là một công cụ quảng cáo tốt nhất cho mọi lĩnh vực.

Ưu – Nhược điểm khi triển khai Facebook marketing

Ưu điểm nổi bật

Tiếp cận lượng lớn người dùng

Có khoảng 60 triệu người dùng Việt Nam hiện đang sử dụng Facebook – một con số cực kỳ “khủng”! Đồng nghĩa, Facebook là thị trường kinh doanh trực tuyến đầy tiềm năng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mơ ước.

Facebook là nền tảng xã hội giúp doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn người dùng mục tiêu

Chủ động lựa chọn mục tiêu

Các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng ở mọi phương diện từ: Giới tính, độ tuổi, sở thích, nghề nghiệp…

Facebook cung cấp cho người dùng tính năng Insights giúp doanh nghiệp có thể nghiên cứu chi tiết về đối tượng mục tiêu để cải thiện nội dung và chiến dịch quảng cáo tốt hơn.

Tiết kiệm chi phí

Facebook cung cấp nhiều tính năng hoàn toàn miễn phí, giúp bạn tối ưu chi phí hiệu quả. Thêm vào đó, bạn có thể chủ động trong ngân sách chi trả cho dịch vụ Facebook Ads.

Khả năng lan truyền tốt

Thông tin trên Facebook được lan truyền cực kỳ nhanh chóng. Nếu “đánh” trúng tâm lý đám đông, thông điệp và giá trị thương hiệu của bạn sẽ được lan tỏa với tốc độ chóng mặt.

Mặc dù Facebook đang thay đổi chính sách về lượt tiếp cận của các fanpage khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Nhưng nếu bạn tạo ra nhiều content chất lượng, mang tính viral cao sẽ nhanh chóng thu hút người dùng click vào và chia sẻ nhiều hơn.

Tốc độ lan truyền thông tin trên Facebook cực kỳ nhanh

Những điểm hạn chế

Chạy Facebook Ads phải có kinh nghiệm

Chỉ cần có tài khoản là bạn có thể chạy quảng cáo Facebook, nhưng để đạt được hiệu quả như mong đợi thì bạn phải thực hiện testing A/B và đánh giá nhiều lần.

Việc này đòi hỏi các marketer cho doanh nghiệp phải có kiến thức và kinh nghiệm (đã “chạy” trước đó) cũng như phải cập nhật thay đổi mới từ Facebook liên tục.

Chính sách Facebook ngày càng “khó ăn”

Facebook luôn đặt lợi ích của người dùng lên hàng đầu, vượt qua cả việc kinh doanh của các thương hiệu. Do đó, Facebook thường xuyên thay đổi thuật toán nhằm đảm bảo trải nghiệm cho người dùng là tốt nhất.

Và điều này cũng ảnh hưởng lớn đến số lần hiển thị của quảng cáo và khả năng tiếp cận người dùng mục tiêu của doanh nghiệp.

Mức độ cạnh tranh cao

Làm để nào để “đánh bại” các đối thủ cạnh tranh để “kéo” tất cả khách hàng về phía mình?

Đây là một câu hỏi không dễ để trả lời! Vì có quá nhiều doanh nghiệp cùng lĩnh vực của bạn tham gia vào “miếng bánh lớn” này và sử dụng chiến lược Facebook Marketing đặc biệt để gây ấn tượng với người dùng trực tuyến.

Chính vì thế, thị trường trở nên “chật hẹp” hơn và cạnh tranh cũng mãnh liệt hơn. Đó là lý do, bạn phải nghiên cứu thật kỹ để tìm ra một giải pháp tiếp thị trên Facebook đặc biệt và tốt nhất.

9 Bước triển khai Facebook marketing đơn giản cho mọi doanh nghiệp

Dù bạn triển khai dự án triển lớn hay nhỏ, thì việc lập kế hoạch Facebook marketing đầy đủ phải được thực hiện theo 8 bước chi tiết của Prodima bên dưới:

Bước 1: Lập tài khoản fanpage cho doanh nghiệp

Chỉ cần đăng nhập, nhấn nút tạo trang và làm theo hướng dẫn, bạn đã sở hữu một fanpage để bắt đầu marketing trên Facebook.

Nếu bạn bán hàng qua trang cá nhân, bạn cần một tài khoản với số lượng bạn bè lớn để bắt đầu.

Tuy nhiên lập fanpage sẽ chuyên nghiệp hơn, có nhiều tính năng hữu ích và giúp bạn đánh giá hiệu quả marketing tốt hơn.

Bước 2: Nghiên cứu và xác định mục tiêu chung

Trước khi bắt tay xây dựng plan marketing trên Facebook, bạn phải dành thời gian nghiên cứu và xác định đích đến cuối cùng của mình.

Vì điều này không chỉ quyết định đến kết quả đạt được mà còn giúp bạn không “chạy” lệch hướng trong suốt quá trình thực hiện.

Có một vài mục tiêu khi triển khai tiếp thị Facebook mà bạn có thể tham khảo để biết được doanh nghiệp mình đang thực sự cần gì:

Bán hàng

Một trong những mong muốn hàng đầu của các doanh nghiệp hay cá nhân khi kinh doanh online chính là bán hàng!

Có thể nói rằng, nhu cầu mua – bán online đã trở thành “thói quen” không thể thiếu của nhiều người trong cuộc sống 4.0 hiện nay.

Do đó, doanh nghiệp bạn có fanpage riêng để quảng bá dịch vụ / sản phẩm đến người dùng. Trong đó, live stream là phương thức hữu hiệu được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất.

Xây dựng thương hiệu

Với những công ty startup sẽ thông qua các chiến dịch tiếp thị Facebook để đưa thương hiệu của mình đến gần với người dùng hơn.

Với lượng người dùng sử dụng Facebook “khủng” cho nhiều mục đích khác nhau như làm việc, mua sắm hay giải trí… họ có thể “lướt” Facebook đến nhiều giờ liền trong một ngày.

Việc cải thiện tần suất hiển thị thương hiệu doanh nghiệp trên Facebook là ý tưởng tuyệt vời để bạn có thể quảng bá “tên tuổi” của mình đến người dùng hiệu quả.

Nhóm chia sẻ kinh nghiệm

Bên cạnh đó, có rất nhiều cá nhân / doanh nghiệp sử dụng kênh Facebook để tạo các nhóm chia sẻ kinh nghiệm nhằm kết nối với mọi người để tăng tương tác nhiều hơn.

Đây cũng là chiến thuật hay để bạn “lôi kéo” nhiều người dùng trung thành và biến họ thành khách hàng thân thiết. Điều này giúp tăng doanh số bán hàng và đặc biệt là chỉ số ROI như mong đợi.

Bước 3: Phân tích Insights khách hàng và đối thủ

Phân tích khách hàng mục tiêu

Để hiểu được suy nghĩ của Nhóm đối tượng mục tiêu, bạn cần trả lời 6 câu hỏi sau:

Câu 1. What: Doanh nghiệp bạn cung cấp dịch vụ / sản phẩm gì?

Câu 2. Who: Khách hàng bạn muốn tiếp cận là ai?

  • Nhân khẩu học: Tuổi, giới tính, nơi ở, tình trạng quan hệ…
  • Sở thích: Mua sắm, du lịch, đọc sách…
  • Hành vi: Thói quen mua hàng, nội dung họ yêu thích…

Câu 3. Where: Họ xuất hiện ở đâu nhiều nhất? Họ có thể mua dịch vụ / sản phẩm của bạn ở đâu?

Câu 4. When: Thời gian họ sử dụng Facebook bao lâu, khi nào (sáng – trưa – tối)?

Câu 5. Why: Vì sao họ phải sử dụng dịch vụ / sản phẩm của doanh nghiệp bạn? Điểm khác biệt của dịch vụ / sản phẩm của bạn so với đối thủ?

Câu 6. How: Cách bạn tiếp cận họ như thế nào? Thời gian hoàn thành mục tiêu mất bao lâu?

Phân tích đối thủ

Phân tích đối thủ cũng là cách tuyệt vời giúp bạn tìm được giải pháp tiếp thị tốt hơn để có thể vượt qua họ:

  • Các kênh Facebook Marketing mà đối thủ đang triển khai?
  • Nội dung truyền tải của họ có gì khác biệt, hấp dẫn người dùng?
  • Media (hình ảnh, infographic, video…) có chuyên nghiệp?
  • Đối tượng thường xuyên tương tác với nội dung của họ?
  • Đối tượng thường xuyên mua sản phẩm / dịch vụ của họ?
    Biết được đối thủ đang làm gì chính là cách giúp bạn đánh bại họ

    => Kết hợp dữ liệu phân tích khách hàng và đối thủ sẽ giúp bạn xây dựng một chiến lược tiếp thị tuyệt vời từ nội dung, kênh quảng bá và hình ảnh ấn tượng để thu hút mục tiêu của mình.

    Bước 4: Sáng tạo nội dung cho fanpage

    Xác định được mục tiêu cuối cùng, bước tiếp theo là xây dựng nội dung cho chiến dịch một cách bài bản và hợp lý nhất.

    • Theo một số nghiên cứu cho thấy: Đoạn nội dung quyết định đến 80% sự thành công của các chiến dịch tiếp thị Facebook.

    Dưới đây là các yếu tố giúp bạn đánh giá nội dung của mình có phát triển đúng hướng hay không:

    Làm template cho các bài đăng được thống nhất

    Bạn cần thiết kế một khuôn mẫu riêng cho các bài viết của mình để tạo sự khác biệt. Nhưng vẫn đảm bảo nội dung dễ đọc, dễ ghi nhớ và cung cấp đủ ý để khiến người dùng không cảm thấy bối rối khi xem bài viết của bạn.

    • Lời khuyên tốt nhất: Hãy đơn giản hóa mẫu template để bài đăng có thể tiếp cận đến mọi đối tượng khách hàng.

    => Một cấu trúc bài viết đạt chuẩn cùng với hình ảnh / infographic / video đăng tải có logo nhận diện, theo một thể thống nhất sẽ tạo dấu ấn và khắc sâu vào tâm trí người đọc.

    Lên timeline cụ thể

    Bạn nên lựa chọn khung giờ và ngày đăng bài phù hợp để thu hút người dùng Facebook tương tác và tránh đăng vào các giờ làm việc hành chính.

    Việc duy trì timeline đăng bài trong thời gian dài sẽ giúp người theo dõi không bỏ lỡ bất kỳ bài đăng nào của bạn.

    • #Tip: Nên đăng xen kẽ nội dung quảng bá sản phẩm / dịch vụ với những bài post với chủ đề hấp dẫn. Đặc biệt với những bài hottrend thì có thể đăng ngay mà không cần tuân theo timeline ban đầu. Điều này sẽ tăng lượt tiếp cận “khủng” nhanh chóng.

    Đăng xen kẽ giữa video, hình ảnh và tin tức

    Không chỉ là đăng bài, bạn phải hiểu rõ nội dung của mình hướng về điều gì. Với những ngành nghề liên quan đến du lịch hay ẩm thực thì nên ưu tiên nội dung là video và hình ảnh. Vì hầu hết khách hàng của bạn đều muốn nhìn thấy rõ hơn để có thể “trải nghiệm” thực tế.

    Với những ngành dịch vụ Digital Marketing hay cung cấp tin tức thì người dùng thích xem nội dung là chữ hơn. Vì thế, bạn nên cân bằng nội dung bài đăng sao cho hợp lý.

    Bước 5: Chọn kênh Facebook Marketing phù hợp

    Facebook cung cấp rất nhiều kênh để người dùng có thể thực hiện các chiến dịch Facebook marketingcụ thể:

    Facebook cá nhân

    Là một kênh bắt buộc mà bất kỳ ai cũng phải đồng ý để có thể gia nhập “cộng đồng Facebook”.

    Nếu bạn muốn quảng bá thương hiệu để bán hàng online thì phải tạo một trang cá nhân thật “xịn” và ấn tượng để thu hút người “qua đường” giúp làm tăng lượt follow.

    Hoặc bạn có thể chọn phương pháp hợp tác với những người có lượng follow cao hơn bằng cách book bài pr hoặc livestream trên trang của họ để “kéo” lượt follow về trang của mình.

    Fanpage doanh nghiệp

    Dạng kênh tiếp thị Facebook này được rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp sử dụng. Vì fanpage cung cấp tính năng chạy quảng cáo giúp tiếp cận người dùng nhanh chóng và hiệu quả hơn các kênh khác.

    Nhưng nếu bạn chỉ “đâm đầu” vào thực hiện mà không lập một kế hoạch chi tiết ngay từ đầu sẽ vừa mất thời gian cũng như lãng phí ngân sách không mong muốn.

    Các group

    Đây là kênh tiếp thị Facebook – nơi mọi người có cùng sở thích, cùng nhau chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay về một lĩnh vực cụ thể. Bạn có thể tạo hoặc tham gia các group liên quan để tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình.

    Bước 6: Lên chiến lược Facebook Ads

    • Thống kê cho thấy: Hơn 10 triệu quảng cáo => tỷ lệ CTR trung bình chỉ 4%, cho thấy sức cạnh tranh trên thị trường Facebook là rất “gắt”.

    => Do đó, bạn cần triển khai chiến dịch quảng cáo nổi bật để có thể tiếp cận Đối tượng mục tiêu hiệu quả. Đồng thời, phải tập trung vào 2 yếu tố chính là: Chi phí và Nội dung.

    1. Về chi phí

    Bạn cần phân bổ ngân sách hợp lý khi chạy quảng cáo bằng cách chia nhỏ từng khoản phí chạy theo từng gói / tuần để có thể dễ dàng theo dõi kết quả chiến dịch trước khi quyết định đầu tư.

    2. Về nội dung

    Có 5 điều bạn cần lưu ý khi xây dựng nội dung:

    • Gây ấn tượng mạnh đến khách hàng và khiến họ nhớ mãi về thương hiệu của bạn.
    • Giá trị bài viết có đáp ứng nhu cầu mà họ đang tìm kiếm hay không.
    • Sử dụng giọng văn phù hợp với nhóm người dùng mục tiêu.
    • Chèn CTA mạnh mẽ để thúc đẩy người dùng hành động sau khi xem nội dung quảng cáo.
    • Kết nối chặt chẽ với khách hàng bằng cách thu thập thông tin của họ (thông qua đăng ký nhận ưu đãi, điền form…) hoặc để lại thông tin liên hệ của doanh nghiệp.

    => Và phải liên tục đổi mới quảng cáo của mình để tránh gây nhàm chán cho khách hàng.

    Bước 7: Tăng tương tác với khách hàng

    Bạn có thể đánh giá khả năng tương tác của người dùng để rút ra kinh nghiệm khi triển khai Facebook marketing.

    Thường xuyên tương tác với khách hàng để tăng độ tin cậy và thúc đẩy mua hàng

    Dưới đây là một vài cách giúp bạn có thể đo lường phản ứng của khách hàng:

    • Chưa cần bàn đến chất lượng dịch vụ / sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Điều quan trọng hơn là nên chủ động tương tác với người dùng để gây ấn tượng tích cực và “giữ chân” họ thành công.
    • Tương tác thường xuyên không chỉ giúp khách hàng biết rằng doanh nghiệp vẫn luôn hoạt động, mà còn là cách tạo niềm tin để người dùng thấy được sự chu đáo và chuyên nghiệp của bạn.
    • Tạo nhiều bài post hấp dẫn và đăng tải vào 2 ngày thứ 5 và thứ 6, với khung giờ VÀNG từ 1h – 3h chiều, hoặc dao động từ khoảng 9h sáng – 7h tối.

    Bước 8: Ngân sách + Nhân sự + Thời gian thực hiện

    Ở bước này, bạn cần xem xét và tính toán mức ngân sách tổng:

    • Để thực hiện các mục tiêu trên.
    • Tổng số nhân sự cần để hoàn thành các công việc này.
    • Thời gian bắt đầu triển khai và hoàn thành KPIs ban đầu.

    => Đây là 3 yếu tố liên quan mật thiết và quyết định đến kết quả cuối cùng của chiến dịch Facebook marketing mà bạn sẽ triển khai. Do đó, hãy tối ưu khả năng sử dụng ngân sách và phát huy năng lực của nhân sự tốt nhất để đạt được mục tiêu cuối cùng.

    Bước 9: Đo lường và báo cáo KPIs cụ thể

    Thu thập dữ liệu và đo lường tính hiệu quả của từng chiến dịch trên từng kênh Facebook so với KPIs ban đầu.

    => Lập một báo cáo kết quả chi tiết để đánh giá kế hoạch và rút kinh nghiệm cho chiến dịch sau.

    Lưu ý khi thực thi kế hoạch Facebook marketing

    Với một kế hoạch Facebook marketing “dài hơi” thì yếu tố nhân sự – con người là cực kỳ quan trọng. Đặc biệt, vai trò người quản lý sẽ đảm nhiệm: Lựa chọn nhân sự, đào tạo chuyên môn, hỗ trợ và khích lệ sẽ giúp chiến dịch diễn ra trơn tru và hoàn thành mục tiêu.

    Thông qua 9 bước thực hiện ở trên, bạn có thể dễ dàng tạo cho mình một file báo cáo tiếp thị Facebook chi tiết. Theo đó, Prodima sẽ chia thành 2 dạng file như sau:

    1. File mẫu tổng thể:

    Ghi lại đầy đủ các kết quả của chiến dịch, nhân sự, thời gian cũng như ngân sách hoàn thành. File này nên trình bày dưới dạng powerpoint để Ban lãnh đạo hoặc đối tác phê duyệt.

    2. File mẫu thực thi:

    Ngoài những nội dung trên, file này còn chứa tất cả công việc sẽ hiển thị theo từng ngày / tuần / tháng / năm và được trình bày trên Excel hoặc Google trang tính.

    Tùy từng quy mô dự án và bản kế hoạch chiến dịch Facebook marketing sẽ khác nhau. Nhìn chung, trong file sẽ bao gồm:

    • Phân loại công việc cho từng nhân sự, thời gian hoàn thành.
    • Mục tiêu của từng chiến dịch.
    • Kế hoạch phát triển nội dung fanpage và công việc thực hiện hàng ngày.

      Lời kết

      Thực hiện theo 9 bước xây dựng kế hoạch Facebook marketing theo hướng dẫn của Prodima sẽ giúp bạn có thể tạo một plan chi tiết và phù hợp để khi triển khai sẽ nhanh chóng đạt được kết quả tốt nhất như mong đợi.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

G

0941 119900